Uống nước lá sen khô được nhiều người áp dụng với hy vọng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, uống nước lá sen khô có hại gì không cũng là băn khoăn của họ, bởi không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này.
Đặc điểm của lá sen khô
Lá sen khô hay còn gọi là hà diệp, liên diệp thường được chọn từ lá sen bánh tẻ tươi rồi phơi khô dưới nắng, hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng được lâu dài.
Lá sen khô có một số đặc điểm như sau:
- Màu sắc: Lá sen khô thường có màu lục tro, do đã bốc hơi hết nước nên bề mặt lá nhăn nheo và nhàu nát.
- Độ giòn: Lá sen khô rất giòn và dễ vỡ vụn khi bóp nhẹ.
- Mùi vị: Lá sen khô có mùi thơm nhẹ, đặc trưng của lá sen.
- Vị: Lá sen khô có vị đắng nhẹ và hơi chát.
Lá sen thường được thu hái và phơi khô vào mùa hạ bởi thời điểm này lá sen vừa vào độ bánh tẻ, không non cũng không già, lá cũng không bị sâu, rách lại cho hàm lượng hoạt chất sinh học cao nhất.
Các thành phần hoạt chất trong lá sen khô
Trong khi hoa sen, hạt sen hay tâm sen thường được nhắc đến nhiều, lá sen đặc biệt là lá sen khô, cũng có giá trị không nhỏ đối với sức khỏe.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng lá sen tươi và cả lá sen khô đều chứa những hoạt chất quý giá, có hoạt tính sinh học cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số hoạt chất quan trọng trong lá sen như:
- Flavonoid: Nhóm chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
- Alcaloid: Có tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng, lo âu, hạ huyết áp, và điều hòa nhịp tim.
- Coumarin: Tác dụng chống đông máu, giúp giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
- Axit citric và axit malic: Giúp cải thiện tiêu hóa.
- Tannin: Giúp cầm máu và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Vitamin C: Chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Lá sen khô có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, lá sen có vị đắng và chát nhẹ, tính mát (hàn). Lá sen quy kinh vào các kinh lạc như tâm, can, tỳ, và phế và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Dưới đây là một số tác dụng chính của lá sen khô:
Hạ nhiệt, giải độc: Lá sen có tính hàn, mát. Do đó, thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giúp giảm bớt các triệu chứng nóng trong, táo bón, nổi mụn, mẩn ngứa.
Hỗ trợ giảm cân: Lá sen có tác dụng giúp giảm mỡ máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả, từ đó hỗ trợ giảm cân.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Alcaloid và Flavonoid trong lá sen có tác dụng giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Lá sen có tác dụng giúp tiêu hóa tốt hơn, nhờ đó thường được sử dụng trong các bài thuốc giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
An thần, hỗ trợ giấc ngủ: Lá sen khô cũng thường được sử dụng làm trà bởi có tác dụng an thần, giúp thư giãn tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác: Lá sen còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như chảy máu cam, băng huyết, tiêu chảy, phù nề, v.v.
Uống nước lá sen khô không có hại không?
Có thể thấy, lá sen có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng nước lá sen khô không phải lúc nào cũng an toàn và phù hợp với mọi đối tượng. Một số đối tượng như: Người bị huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, người suy nhược cơ thể,…. sẽ không phù hợp để sử dụng dược liệu này.
Vậy uống nước lá sen khô có tác động như thế nào với những đối tượng này?
Uống nước lá sen khô có hại không với người thể hàn?
Lá sen có tính hàn, do đó người có cơ địa hàn lạnh (thể hàn) không nên sử dụng nước lá sen khô. Uống nước lá sen khô trong thời gian dài có thể gây ra một số tác hại cho người thể hàn như:
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Giảm trí nhớ, khó tập trung
- Tim đập bất thường, tụt huyết áp
- Giảm ham muốn tình dục
- Tăng tình trạng khó tiêu, đầy bụng
- Nôn nao, buồn nôn
- Tay chân lạnh, da xanh nhợt nhạt
Những điều này là do lá sen có thể khiến người thể hàn càng thêm hàn, hạ huyết áp quá mức, ảnh hưởng tuần hoàn máu và tim mạch.
Uống nước lá sen khô có hại không với phụ nữ mang thai, cho con bú?
Uống nước lá sen giúp giảm cân sau sinh rất tốt, nhưng với phụ nữ đang mang thai và cho con bú lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Những tác hại mà phụ nữ mang thai và cho con bú có thể gặp khi uống nước lá sen khô như:
- Kích thích dạ con (tử cung) dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
- Kích thích tăng nhu động ruột, gây rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Một số hoạt chất trong lá sen có thể đi qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bú mẹ.
Uống nước lá sen khô có hại không với phụ nữ đang có kinh nguyệt?
Tùy từng trường hợp, uống nước lá sen khô có thể khiến một số triệu chứng khi đến kỳ kinh nguyệt thêm trầm trọng. Chẳng hạn, một số chị em thường bị lạnh bụng, tiêu chảy khi đến ngày “đèn đỏ”, nước lá sen khô lại có tính hàn và kích thích nhu động ruột nên khiến tình trạng này càng nặng hơn.
Việc mất máu trong ngày đèn đỏ khiến cơ thể chị em mệt mỏi, lá sen lại kích thích co bóp khiến máu kinh ra nhiều hơn và dẫn đến thiếu máu.
Uống nước lá sen khô có hại không với người huyết áp thấp?
Lá sen có tác dụng hạ huyết áp, do đó người huyết áp thấp không nên sử dụng nước lá sen khô. Uống nước lá sen khô trong thời gian dài có thể khiến huyết áp hạ quá mức, dẫn đến một số tác hại như:
- Mệt mỏi, suy nhược, xanh xao do tuần hoàn máu giảm, không thể cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
- Chóng mặt, hoa mắt thậm chí là ngất xỉu do lượng máu lên não giảm, dẫn đến tụt huyết áp.
- Giảm khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ do mãu lên não không đủ.
- Rối loạn nhịp tim khiến tim đập chậm hoặc không đều.
Uống nước lá sen khô có không với người suy nhược, thiếu chất?
Người suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng cũng không nên sử dụng nước lá sen khô vì những lý do sau:
- Làm giảm cảm giác thèm ăn: Lá sen làm tăng cảm giác no, khiến họ không muốn ăn, bỏ bữa nên càng suy nhược nặng hơn.
- Giảm hấp thu dinh dưỡng: Lá sen có thể làm tăng tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Flavonoid trong lá sen cũng ức chế một số enzyme tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình phân giải thức ăn. Những điều này làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Uống nước lá sen khô có hại không với người suy giảm chức năng sinh lý?
Lá sen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, đặc biệt ở nam giới, vì vậy những người suy giảm chức năng sinh lý hoặc đang muốn có con nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Một số tác hại mà nước lá sen khô gây ra cho người suy giảm sinh lý gồm:
- Giảm ham muốn tình dục: Do lá sen có tính hàn, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Gây rối loạn cương dương: Các chất trong lá sen, gây giãn mạch, hạ huyết áp sẽ làm máu không đến được dương vật và giảm khả năng cương cứng.
- Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Uống nước lá sen cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nam và chất lượng tinh trùng.
Tránh hậu quả đáng tiếc, những đối tượng kể trên bao gồm: Người thể hàn, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt, người huyết áp thấp, người suy giảm chức năng sinh lý,… không sử dụng nước lá sen nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Uống nước lá sen khô thế nào để tăng cường sức khỏe?
Những người có sức khỏe bình thường, người muốn giảm cân, giảm mỡ máu, mỡ nội tạng, thải độc cơ thể, cải thiện giấc ngủ hay tình trạng nóng trong, táo bón,… có thể áp dụng cách uống nước lá sen khô dưới đây.
Liều lượng:
- Lá sen khô: 10-20g/ngày.
- 1 lít nước lọc.
Cách pha, hãm nước lá sen khô:
- Rửa sạch lá sen khô để loại bỏ bụi bẩn
- Cho lá sen khô vào ấm nước, hãm trong 10-15 phút
- Đun lấy 1 lít nước lá sen khô và chia uống trong ngày
- Trà lá sen kết hợp với mật ong có giúp tăng hiệu quả và mùi vị.
Thời điểm uống:
- Nên uống trà lá sen vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.
- Nên uống nước lá sen khô trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng để không ảnh hưởng tiêu hóa.
Nước lá sen khô có thể uống hàng ngày, sau 2 đến 3 tháng, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả trong việc giảm cân, giảm mỡ máu, sự thay đổi của làn da và sức khỏe tổng thể ngày tốt lên.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá sen khô và trà xanh (tỷ lệ: 50g lá sen khô và 50g lá trà xanh tươi) để hăng hương vị và hiệu quả, bởi trà xanh cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Hoặc bạn có thể kết hợp lá sen khô và táo mèo (tỷ lệ: 20g lá sen khô và 40g táo mèo) cũng giúp tăng độ thơm ngon và tăng hiệu quả giảm mỡ máu, giảm cân.
Một số người thắc mắc nước lá sen khô dùng lâu dài có được không? Theo các chuyên gia y tế, người dùng hỉ nên nên sử dụng lá sen khô với liều lượng vừa phải. Việc sử dụng quá nhiều nước lá sen một lúc hoặc uống lá sen khô dài hạn, có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn,…
Lưu ý: Người có bệnh lý nền nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước lá sen khô.
Mua lá sen khô ở đâu uy tín?
Bên cạnh những tác dụng phụ của lá sen khô vấn để mua lá sen khô ở đảm bảo chất lượng và uy tín cũng là nhiều người quan tâm, bởi hiện nay trên thị trường có nhiều hàng trôi nổi, kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lá sen khô tốt nhất là lá được chế biến từ lá sen ta bánh tẻ tươi. Nếu không thể tự làm, bạn nên mua lá sen ở các quầy thuốc đông y, cửa hàng thảo dược khô uy tín để đảm bảo chất lượng. Trước khi mua nên kiểm tra xem lá sen có được cắt thái cẩn thận không, có bị nát quá và vỡ vụn quá không, có bị ẩm mốc không.
Nếu không sử dụng lá sen khô bạn có thể tham khảo sử dụng các lá sen dưới dạng bột như Tinh Lá Sen OB để đảm bảo an toàn. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình phun sấy ly tâm hiện đại, giữ nguyên hương vị, bột siêu mịn, dễ hòa tan và hấp thu, không lo bị ẩm mốc, biến chất.
Hi vọng với bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ tác dụng và tác hại của lá sen khô khi uống không đúng cách, hạn chế được những rủi ro và cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Pingback: Top thực phẩm detox "thần thánh" đào thải mỡ nội tạng, lấy lại vóc dáng thon gọn - TINH LA SEN OB - Tinh hoa thiên nhiên Việt