Thừa cân là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về thừa cân, béo phì

Cụm từ “ thừa cân- béo phì” là tên gọi quen thuộc được được gọi tắt cùng nhau khiến nhiều người lầm tưởng chúng là một. Vậy chúng có khác biệt gì? Làm sao để phân biệt và nhận biết? Cùng tìm hiểu thừa cân là gì, nguyên nhân thừa cân cách nhận biết thừa cân cũng như những hậu quả của thừa cân qua bài viết dưới đây. 

Thừa cân là gì?

Thừa cân và béo phì là hai tình trạng sức khỏe liên quan đến việc tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá mức bình thường so với chiều cao. Thừa cân không chỉ do dư thừa chất béo mà có thể do tăng cơ bắp hay cơ thể bị tích nước.
  • Béo phì là là tình trạng mỡ tích tụ quá mức và không bình thường tại một vùng hoặc toàn bộ cơ thể đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì không chỉ làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim, tiểu đường, xương khớp, huyết áp,…
Thừa cân béo phì là hai khái niệm khác nhau
Thừa cân béo phì là hai khái niệm khác nhau

Tóm lại, thừa cân béo phì là hai khái niệm khác nhau nhưng đều chỉ tình trạng cân nặng và lượng mỡ đang tăng quá mức. “Béo phì” chỉ mức độ mỡ dư thừa cao hơn so với “thừa cân”.

Cách nhận biết thừa cân béo phì

Nhận biết thừa cân béo phì qua chỉ số BMI

Giá trị BMI (Body mass index) là chỉ số khối của cơ thể, nó là công cụ được sử dụng để đo lường lượng mỡ bên trong cơ thể. Chỉ số BMI áp dụng được cho cả nam và nữ. Được tính theo công thức sau đây:

BMI= W/ (H^2)

Trong đó:

  • W: là số cân nặng của người cần đo (đơn vị: kg)
  • H: là chiều cao (đơn vị: m)
Để đánh giá một người mắc thừa cân hay béo phì người ta thường dựa vào bảng tính giá trị BMI 
Để đánh giá một người mắc thừa cân hay béo phì người ta thường dựa vào bảng tính giá trị BMI

Theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ số BMI để đánh giá mức độ béo phì là:

  • BMI < 18,5: Gầy
  • BMI từ 18,5 – 24,9: Bình thường
  • BMI từ 25 – 29,9: Tăng cân
  • BMI từ 30 – 34,9: Béo phì ở mức độ I
  • BMI từ 35 – 39,9: Béo phì ở mức độ II
  • BMI  ≥ 40: Béo phì ở mức độ III

Tuy vậy, để phù hợp với tạng người Châu Á, Hội nghiên cứu Béo phì quốc tế đã kết hợp với Viện nghiên cứu Đái tháo đường quốc tế, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của WHO để đưa ra khuyến nghị về chỉ số BMI của người thừa cân béo phì tại Đông Nam Á. 

Nhiều nước trong đó có Việt Nam áp dụng cách tính thừa cân béo phì theo bảng tiêu chuẩn dưới đây.

  • BMI  ≥ 23: Thừa cân
  • BMI từ 23 – 24,9: Tiền béo phì
  • BMI từ 25 – 29,9: Béo phì mức độ I
  • BMI  ≥ 30: Béo phì mức độ II
Chỉ số BMI sẽ cho bạn biết mình thuộc dạng thừa cân hay béo phì
Chỉ số BMI sẽ cho bạn biết mình thuộc dạng thừa cân hay béo phì

Mức giá trị BMI nguy hiểm đối với từng giới như sau: nam giới là 0,9 và nữ giới là 0,8. Nếu thuộc những khoảng giá trị này thì cơ thể dễ mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,.. Đặc biệt là ở những người trưởng thành. 

Ngoài ra, mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng thường nguy hiểm hơn so với mỡ tích tụ ở các khu vực khác. Do đó, việc theo dõi và kiểm soát giá trị BMI cần phải được xem xét các yếu tố như vòng bụng, vòng mông. 

Xác định thừa cân ở trẻ em

Ở trẻ em, cách tính thừa cân hay thiếu cân dựa trên tỷ số cân nặng/ chiều cao. Hoặc có thể tính theo bảng giá trị BMI. Những giá trị của bảng phải được tính toán chính xác cho từng độ tuổi khác nhau. 

Một số dấu hiệu có thấy trẻ em thừa cân

  • Tăng cân không kiểm soát, mức độ tăng nhanh chóng hàng tháng, nằm ngoài sơ đồ tăng trưởng. 
  • Khuôn mặt tròn, má phệ, cổ có những ngấn lớn. 
  • Mỡ bụng dày, mỡ xuất hiện ở vùng bẹn, ngực, đùi, nách,…
  • Có những biểu hiện nhưng không tuyệt đối như đổ nhiều mồ hôi khi chạy nhảy bình thường. 

Nguyên nhân thừa cân béo phì

  • Mất cân bằng dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân gây thừa cân béo phì phổ biến nhất. Khi cơ thể tiêu thụ năng lượng quá lớn nhưng năng lượng tiêu hao lại quá ít, các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa trong thời gian dài sẽ tích trữ dưới dạng mỡ thừa và gây thừa cân, béo phì. 

Ăn quá nhiều đồ chiên rán là nguyên nhân dẫn đến béo phì
Ăn quá nhiều đồ chiên rán là nguyên nhân dẫn đến béo phì

Nhu cầu năng lượng mỗi ngày của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động. Trung bình, nam giới trưởng thành cần khoảng 2.500 calo mỗi ngày, trong khi phụ nữ trưởng thành cần khoảng 2.000 calo. Nếu nạp quá lượng này và không có hoạt động thể tiêu hao năng lượng tương ứng, mỡ thừa sẽ tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, con số này cũng có thể thay đổi tùy theo từng cá nhân.

  • Thừa cân béo phì do yếu tố di truyền

Theo một số nghiên cứu, trong số trẻ em mắc bệnh béo phì thì có đến 80% là có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30% có cả cha hoặc mẹ bị béo phì. Những người mắc thừa cân, béo phì do di truyền có quá trình trao đổi chất chậm chạp, khó để cải thiện. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% người béo phì có nguyên nhân do yếu tố di truyền. 

  • Suy giáp dẫn đến thừa cân béo phì

Người bị suy giáp dễ bị tăng cân, thừa cân
Người bị suy giáp dễ bị tăng cân, thừa cân

Ở người bình thường, khi tuyến giáp hoạt động hiệu quả thì sự trao đổi chất trong cơ thể ngày càng cao. Tuy nhiên, khi tuyến giáp không hoạt động đủ để sản xuất hormone cần thiết cho cơ thể khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, chất béo không được đốt cháy, lâu dần khiến tăng cân béo phì. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì khá phổ biến.

Người bị thiếu ngủ kéo dài

Theo nhiều nghiên cứu, khi một người thường xuyên thiếu ngủ trong khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ béo phì lên 17%. 

Điều này là do khi ngủ không đủ giấc, lượng ghrelin trong cơ thể tăng lên khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói, thèm đồ ăn có chứa đường. Lâu dần gây thèm ăn mất kiểm soát, lên cân, thừa cân, béo phì. 

Đối tượng dễ mắc thừa cân béo phì

Những đối tượng dưới đây cũng nằm trong danh sách dễ mắc thừa cân, béo phì:

  • Phụ nữ sau sinh, tẩm bổ quá nhiều, rối loạn nội tiết tố 
  • Trẻ em và thanh thiếu niên ăn uống thừa chất và không vận động.
  • Những người ở độ tuổi trung niên, tuổi tác cao. 
  • Người làm việc trong văn phòng ít vận động, không có thời gian tập luyện. 
  • Dân cư sinh sống tại các đô thị, người sống ở khu vực môi trường ô nhiễm, ít không gian xanh và không gian thể dục. 
  • Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như: Tiểu đường, bệnh hệ tiêu hóa, rối loạn lipid máu, rối loạn nội tiết tố. 

Hậu quả của việc thừa cân 

Lười vận động dẫn đến thừa cân béo phì
Lười vận động dẫn đến thừa cân béo phì

Người trưởng thành:

Sức khỏe:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, một số loại ung thư, rối loạn hô hấp, loãng xương, thoái hóa khớp, v.v.
  • Gây ra các vấn đề về tâm lý: Thấp kém lòng tự trọng, trầm cảm, lo âu.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Khó khăn trong sinh hoạt, công việc, v.v.
  • Gặp khó khăn khi sinh con: Do ảnh hưởng đến hệ sinh sản.
  • Tuổi thọ ngắn hơn: So với những người có cân nặng bình thường.

Xã hội:

  • Bị kỳ thị, phân biệt đối xử: Do ngoại hình không cân đối.
  • Mất tự tin: Ảnh hưởng đến giao tiếp, kết bạn, v.v.

Ở trẻ em

Đối tượng trẻ em nếu không kiểm soát được cân nặng có nguy cơ mắc tất cả các bệnh được liệt kê ở trên. Ngoài ra, trẻ em mắc thừa cân béo phì từ ngủ có thể gặp những bất lợi về mặt sức khỏe khác:

  • Bị bạn bè đồng trang lứa trêu chọc dẫn đến tâm lý tự ti, sợ sệt. Về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, nặng hơn có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành gây trầm cảm. Việc này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc học, tâm lý trẻ trước và sau dậy thì. 
  • Trẻ có khuynh hướng tự ti, không hài lòng về hình dạng cơ thể, ám ảnh thừa cân, ghét cơ thể,…
  • Trong học tập, trẻ có thể khó tập trung do thiếu hụt năng lượng, mệt mỏi.

Cần lưu ý có trẻ những thực đơn sao cho đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong quá trình điều trị béo phì cũng cần điều trị tâm lý, phải kiên trì, không chán nản, quyết tâm mới có thể giảm được. 

Một số hình ảnh thừa cân béo phì

Người bị bệnh thừa cân béo phì ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là sức khỏe bị suy giảm. Dưới đây là một số hình ảnh thừa cân béo phì:

Thừa cân, béo phì toàn thân
Thừa cân, béo phì toàn thân
Thừa cân, béo phì tập trung vào bắp tay, bụng, đùi
Thừa cân, béo phì tập trung vào bắp tay, bụng, đùi
Thừa cân béo phì dáng quả lê, tích mỡ tập trung vụng bụng và phì to ở hông
Thừa cân béo phì dáng quả lê, tích mỡ tập trung vụng bụng và phì to ở hông

Thừa cân béo phì gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng, vì vậy mỗi chúng ta cần tự ý thức kiểm soát dinh dưỡng và cân nặng cho mình. Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp các thông tin về “ Thừa cân là gì? Cách tính, xác định thừa cân béo phì và các thông tin liên quan hữu ích khác” Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình lấy lại vóc dáng và sức khỏe.

1 thoughts on “Thừa cân là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về thừa cân, béo phì

  1. Pingback: Béo phì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? - TINH LA SEN OB - Tinh hoa thiên nhiên Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc