Vén màn bí mật béo phì gây ra những căn bệnh nguy hiểm gì?

Béo phì ngày này được coi như một “đại dịch” của xã hội hiện đại. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là gốc rễ của nhiều căn bệnh nguy hiểm, âm thầm đe dọa sức khỏe con người. Vậy thừa cân béo phì gây ra những bệnh gì. Cùng tinhlasenob.com vén màn bí mật về những căn bệnh mà béo phì “tiếp tay” gây ra qua bài viết dưới đây. 

Thế nào là béo phì? 

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức và bất thường tại một vùng hay toàn cơ thể. 

Có hai dạng béo phì, dạng đầu tiên mỡ thừa thường tập trung ở vùng bụng thường gặp ở nam giới. Dạng thứ 2 đặc trưng với sự tích mỡ ở phần mông và đùi , thường gặp ở phụ nữ. 

Để nhận định được mình có đang trong tình trạng béo phì hay không, có thể dùng Chỉ số khối cơ thể (BMI).

BMI được tính theo công thức:

BMI = Trọng lượng cơ thể (kg) / [ chiều cao (m)]2

  • Chỉ số BMI > 25 được coi là thừa cân
  • Chỉ số BMI > 30 được coi là béo phì
Béo phì có phải là bệnh lý không?
Béo phì có phải là bệnh lý không?

Theo thống kê của WHO , năm 2019 có tới 5 triệu ca tử vong không lây nhiễm do chỉ số BMI cao hơn mức tối thiểu. Nó được xem là bệnh mạn tính, đòi hỏi phải theo dõi, kiểm soát và có phác đồ điều trị lâu dài. 

Phần lớn bệnh thừa cân béo phì ở trẻ em sống ở những quốc gia đang phát triển, tốc độ tăng hơn 30% so với những nước phát triển. Béo phì đang có xu hướng gia tăng ngay cả ở những nước có thu nhập thấp. 

Cũng theo Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2022, tỷ lệ trẻ em từ 5- 19 tuổi mắc béo phì đã tăng từ 2% lên 8% trên toàn thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ người lớn sống chung với béo phì tăng từ 7% lên 16%. 

Nguyên nhân mắc thừa cân béo phì

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì. Các yếu tố này bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện, di truyền, yếu tố môi trường.

Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh béo phì
Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh béo phì
  • Chế độ ăn uống và vận động: Mọi người sẽ bị tăng cân nếu như ăn nhiều calo hơn so với số calo bị đốt cháy khi vận động thể lực. Sự mất cân bằng này là một trong những yếu tố đầu tiên đóng góp cho việc tăng cân. 
  • Thói quen sống: Lười luyện tập, vận động, dễ bị thu hút bởi những thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, đồ ăn chứa nhiều đường,..
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, có sự xuất hiện của béo phì do gen di truyền. 
  • Tuổi tác: Béo phì xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Tuy nhiên, khi cơ thể già đi, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, lượng cơ bắp trong cơ thể giảm dần do tuổi tác, làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng cân. 
  • Thai phụ: Phụ nữ trong thời gian mang thai khiến trọng lượng cơ thể tăng lên và khó giảm cân lại sau sinh. 
  • Người mắc bệnh: Một số người mắc các bệnh lý như buồng trứng đa nang, suy giáp, viêm xương khớp, hội chứng Cushing,… Cũng là những đối tượng có nguy cơ béo phì. 

Vậy béo phì có nguy hiểm không? Câu trả lời này là có, bởi nó  gây ra rất nhiều các bệnh lý liên quan nguy hiểm khác. 

Béo phì gây ra những bệnh gì?

Bệnh béo phì ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều là một vấn đề đáng quan ngại. Béo phì có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. 

Một số bệnh có thể mắc khi bị thừa cân, béo phì như:

Béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch

Béo phì gây ra bệnh gì, đầu tiên phải nói đến đó là bệnh về tim mạch. Đây là một trong những bệnh lý liên quan nguy hiểm nhất khi bị béo phì. 

Người bị thừa cân, béo phì có thể dẫn tới đột quỵ
Người bị thừa cân, béo phì có thể dẫn tới đột quỵ

Những người béo phì dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành và tăng huyết áp, dẫn đến tình trạng thiếu máu cho cơ thể, trầm trọng hơn có thể dẫn đến suy tim. Do béo phì thường đi kèm với lượng cholesterol và mỡ máu cao, khiến cho lòng mạch máu bị xơ hóa và làm máu không lưu thông. 

Hiện nay, con số người tử vong do bệnh lý tim mạch rất cao, đa số là nguyên nhân từ biến chứng của béo phì.

Bệnh tiểu đường

Béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Béo phì khiến hormone insulin hoạt động không hiệu quả. Lúc này, tuyến tụy sẽ sản sinh ra insulin nhiều hơn. 

Tình trạng này nếu kéo dài, việc sản sinh insulin liên tục của tuyến tụy khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu cho thấy, nam giới mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn gấp 7 lần người bình thường. 

Khi mắc bệnh tiểu đường, chúng có thể kéo theo các tình trạng khác như tăng đường huyết, tổn thương thần kinh, suy giảm thị lực, suy giảm chức năng gan, thận và các vấn đề tim mạch khác. 

Béo phì gây bệnh ung thư

Ít ai nghĩ rằng béo phì có mối liên quan mật thiết với bệnh ung thư. Tuy không rõ ràng như các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, nhưng béo phì là một trong những yếu tố gây ra hàng loạt các bệnh ung thư khác nhau. 

Béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư 
Béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư

Một đánh giá được công bố vào năm 2017, hội đồng chuyên gia từ quỹ nghiên cứu ung thư thế giới và viện nghiên cứu ung thư Hòa Kỳ kết luận rằng: Có bằng chứng rõ ràng thuyết phục về mối liên quan giữa béo phì và ung thư thực quản, tuyến tụy, trực tràng, ung thư vú, nội mạc tử cung, thận và có thể liên quan đến ung thư túi mật. 

Đặc biệt, đối với những người bị béo phì nặng, tỷ lệ tử vong cao hơn khi bị mắc bất kỳ loại ung thư nào. Tỷ lệ tử vong ở nam là trên 52% và ở nữ là trên 62%.

Béo phì ảnh hưởng đến hô hấp và chứng ngưng thở khi ngủ

Bệnh thừa cân béo phì ở trẻ em hay người lớn đều có thể làm ảnh hưởng đến chức năng phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể là do mỡ tích tụ quá nhiều ở cổ, chèn ép đường thở khi ngủ. Rối loạn này thường không được chẩn đoán trước, có thể gây ngáy to, buồn ngủ vào ban ngày, tăng nguy cơ huyết áp cao và rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa. 

Béo phì gây ra hội chứng giảm thông khí. Rối loạn thở dẫn đến tăng CO2 trong máu, giảm độ nhạy cảm của CO2 trong việc kích thích hoạt động hô hấp, thiếu hụt oxy trong máu, bệnh tim phổi,…

Tuy nhiên, nhiều chứng nhận lâm sàng cho thấy việc giảm cân có thể cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ. 

Bệnh xương khớp

Một trong những biến chứng của béo phì là dẫn đén bệnh xương khớp. Béo phì có thể làm giảm mật độ xương và khối lượng cơ bắp trên cơ thể. Điều này khiến xương có nguy cơ bị gãy cao hơn, khuyết tật về thể chất, kháng insulin và sức khỏe tổng thể từ đó kém hơn. 

Do trọng lượng cơ thể lớn khiến các khớp xương bị yếu đi
Do trọng lượng cơ thể lớn khiến các khớp xương bị yếu đi

Trong lượng cơ thể quá lớn cũng ảnh hưởng đến các khớp, dẫn đến cứng khớp, đau khớp khi vận động. Ngoài ra, nó còn gây đau lưng, đau chi dưới, thậm chí tàn tật do các bệnh xương khớp. 

Béo phì gây giảm chức năng sinh sản

Bệnh thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác nhau của sinh sản, từ hoạt động quan hệ tình dục đến thụ thai, mang thai,…

Khi bị béo phì, phụ nữ khó mang thai hơn. Không những vậy, béo phì còn làm tăng nguy cơ sảy thai, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.  Nó cũng có nguy cơ nhẹ khiến dị tật thai nhi. 

Béo phì có thể dẫn đến vô sinh
Béo phì có thể dẫn đến vô sinh

Chức năng sinh sản của nam giới cũng bị ảnh hưởng đáng kể nếu mắc tình trạng béo phì. Tỷ lệ mắc rối loạn cương dương tăng lên khi chỉ số BMI tăng. Số lượng tinh trùng thấp và khả năng di động của tinh trùng kém tăng theo BMI. 

Tác hại của béo phì gây các bệnh lý trên da

Phát ban có thể xảy ra ở các nếp gấp trên da vì lượng mỡ dư thừa trên cơ thể. Bệnh gai đen là một đặc trưng khi bị béo phì. Khi bị bệnh sẽ xuất hiện những mảng da tối màu sẫm lại tại các vị trí trên cơ thể như cổ, bẹn, nách,..

Cơ chế sinh ra của bệnh gai đen và béo phì chưa được làm rõ cụ thể, tuy nhiên nhiều báo cáo chỉ ra rằng bệnh nhân bị béo phì  mắc bệnh gai đen có mức insulin và c-peptide cao hơn so với bệnh béo phì riêng.  Do vậy, giả thuyết đưa ra là béo phì và gai đen có cơ sở bệnh lý chung. 

Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

Ngoài ra người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh các bệnh tiêu hóa. Mỡ thừa dư bám vào các quai ruột gây ứ đọng phân, táo bón. Sự ứ đọng các chất thải gây sinh độc trong quá trình chuyển hóa, dễ gây ung thư đại tràng. 

Mặt khác, mỡ tích tụ tại gan gây bệnh lý gan nhiễm mỡ. Nếu không được điều trị có thể gây xơ gan, viêm gan,…rối loạn chuyển hóa mỡ khiến tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật. 

Ngoài những bệnh lý nêu trên thì béo phì còn có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan khác như bệnh thận, gout, trào ngược dạ dày thực quản,…

Thừa cân, béo phì tác động đến tâm lý

Nhiều người tự ti về kích thước cơ thể quá khổ
Nhiều người tự ti về kích thước cơ thể quá khổ

Người mắc bệnh béo phì dễ rơi vào tâm lý tự ti, stress, e ngại không muốn tiếp xúc với đám đông, suy nghĩ tiêu cực, dễ lo âu, buồn bã,… Vấn đề này nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng cuộc sống và công việc.

Béo phì có phải là bệnh? 

Béo phì không chỉ là yếu tố nguy cơ dẫn đến hàng loạt bệnh nguy hiểm kể trên. Bản thân, béo phì cũng là một bệnh lý, cần được điều trị và phòng ngừa. 

Béo phì được gọi là bệnh lý vì nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một bệnh:

  • Có nguyên nhân rõ ràng
  • Có thể chẩn đoán
  • Có thể điều trị
  • Có thể phòng ngừa
  • Gây ra các biến chứng

Làm sao hạn chế tác hại của bệnh thừa cân béo phì? 

Qua những câu trả lời cho câu hỏi béo phì gây ra những bệnh gì. Chắc hẳn chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của việc giảm cân nếu không may rơi vào tình trạng này. 

Khi bị béo phì có nên giảm cân nhanh không? Giảm cân nhanh có tác hại gì?

Không nên giảm cân nhanh bởi nó có thể để lại nhiều nguy cơ như:

  • Mất cơ
  • Làm chậm quá trình trao đổi chất
  • Thiếu hụt dinh dưỡng
  • Sỏi mật
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Cùng rất nhiều tác dụng phụ khác
Ăn nhiều chất xơ là một trong những cách giảm cân hiệu quả
Ăn nhiều chất xơ là một trong những cách giảm cân hiệu quả

Thay vào việc giảm cân nhanh thì có thể áp dụng mẹo giảm cân lành mạnh sau đây:

  • Ăn nhiều protein hơn
  • Cắt giảm lượng đường và tinh bột
  • Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn sẽ giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác đói
  • Uống trà xanh hoặc trà ô long để thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Không ngủ đủ giấc sẽ khiến bạn đói và khó giảm cân hơn
  • Tập luyện thể dục thể thao
  • Ăn chất xơ hòa tan

Như vậy, thông qua bài viết trên rất nhiều câu hỏi và thắc mắc như Béo phì dễ mắc bệnh gì? Béo phì nguy hiểm như thế nào? Cách giảm béo hiệu quả đã được giải đáp. 

Có thể thấy, tác hại của bệnh béo phì ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sức khỏe. Tuy nhiên nếu kiểm soát cân nặng kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa và kiểm soát được. Thực hiện một chế độ ăn khoa học kết hợp thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân và có sức khỏe tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc